Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Bản tin bất động sản Hà Nội ngày 11/03/2015

1 tỷ USD xây hạ tầng trục đô thị 'rồng đón ngọc' ở Thủ đô


Quy hoạch xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài được xác định là trục đô thị hiện đại, với ý tưởng rồng đón ngọc, tạo điểm nhấn cảnh quan kiến trúc đô thị Thủ đô Hà Nội với tổng vốn đầu tư hệ thống hạ tầng khung đồng bộ khu vực này khoảng 22.000 tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ USD).

Sáng ngày 5/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì buổi làm việc với thành phố Hà Nội. Cùng dự có các đồng chí Phó Thủ tướng, lãnh đạo thành phố Hà Nội, lãnh đạo nhiều bộ ban ngành nhằm xem xét và cho ý kiến về phát triển kinh tế xã hội thành phố Hà Nội năm 2014, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu năm 2015, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 01 của Chính phủ và quy hoạch, cơ chế đầu tư trục đường Nhật Tân – Nội Bài.



Xây dựng đô thị hiện đại, cửa ngõ Việt Nam với thế giới

Theo báo cáo của thành phố Hà Nội, quy hoạch xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài được xác định là trục đô thị hiện đại, tạo điểm nhấn cảnh quan kiến trúc đô thị cho khu vực, tạo động lực phát triển kinh tế quan trọng cho phía Bắc sông Hồng nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung.

 Về ranh giới khu vực quy hoạch gồm: phía Bắc tiếp giáp sân bay quốc tế Nội Bài, phía Nam tiếp giáp sông Hồng; phía Đông, Tây đường quy hoạch song song tuyến Nhật Tân-Nội Bài có quy mô lên tới 2080 ha, chiều dài toàn tuyến 11,7km có điểm đầu là sân bay Nội Bài, điểm cuối là cầu Nhật Tân. Phạm vi nghiên cứu thuộc địa bàn 3 xã của huyện Sóc Sơn, 10 xã của huyện Đông Anh.

Về ý tưởng, trục đô thị này tái hiện hình ảnh truyền thống Thăng Long-Hà Nội. Ý tưởng rồng đón ngọc với xương sống chính là tuyến đường cao tốc kết nối từ sân bay về trung tâm thành phố, đầu quay về sông Hồng-Hồ Tây. Tuyến đô thị này là cửa ngõ nối Việt nam với thế giới, tạo hình ảnh tuyến đường có môi trường xanh bền vững với dải cây xanh trải dài hai bên và đan xen là không gian cây xanh mặt nước tự nhiên.

Về quy hoạch sử dụng đất chia làm 4 đoạn: Đoạn 1: Từ sân bay Nội Bài đến đường vành đai 3 diện tích 390,2 ha. 

Đoạn 2: Từ đường vành đai 3 đến đầm Vân Trì (diện tích 526,72 ha, dân số 20.291 người) 

Đoạn 3: Từ đầm Vân Trì đến đê sông Hồng (888,3 ha; dân số 70.012 người ) 

Đoạn 4: Khu vực ngoài đê sông Hồng (diện tích 274,6ha, dân số 29.620 người)


Lộ diện gương mặt rót tỷ đô vào bất động sản


Sau thời gian dài mất đi sức hấp dẫn, thị trường bất động sản Việt Nam đã le lói trở lại trên màn hình ra đa của các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh những nhà đầu tư đã có thâm niên, đã xuất hiện một số gương mặt mới đăng ký rót hàng tỷ USD vào thị trường.

Với 2,54 tỷ USD được cấp mới và tăng vốn trong năm 2014, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào lĩnh vực bất động sản đã đạt mức cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây và có sự tăng trưởng vượt bậc so với thời kỳ thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng (năm 2011 chỉ thu hút được 845 triệu USD).

Dòng chảy vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản cũng tương đồng với tình cảnh mà ông Marc Townsend, Tổng giám đốc Công ty CBRE, đã đối mặt trong mấy năm qua. Là người đứng đầu một trong những đơn vị tư vấn bất động sản nước ngoài tại Việt Nam, nhưng trong các cuộc họp của Tập đoàn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương suốt mấy năm qua, ông Marc Townsend hầu như “bị phớt lờ” bởi các lãnh đạo Tập đoàn.

Nhưng đã có sự khác biệt trong năm ngoái, khi lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn đã “chịu nói chuyện với ông” về thị trường bất động sản Việt Nam. Điều đó chứng tỏ đã có sự quan tâm trở lại của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Việt Nam.


Mở đường cho cao ốc đè hạ tầng nội đô?


Bộ Xây dựng vừa ban hành Dự thảo xây dựng, cải tạo lại nhà chung cư trên địa bàn cả nước, đưa ra một số giải pháp như: Không hạn chế chiều cao nếu quy hoạch khu vực dự án cho phép. Giải pháp này đi ngược lại với quy hoạch chung của Thủ đô và nhận được nhiều ý kiến phản đối của chuyên gia xây dựng.

“Đá” Luật Thủ đô

Lý giải về dự thảo này, ông Nguyễn Trọng Ninh-Phó Cục trưởng Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, thực tế triển khai các dự án cải tạo chung cư cũ cho thấy một số khó khăn, vướng mắc. Trước hết, các chung cư cũ bị hư hỏng cần cải tạo, xây dựng lại chủ yếu tập trung tại khu vực trung tâm của các thành phố lớn, có vị trí thuận lợi. Tuy nhiên, khu vực trung tâm thường có mật độ dân cư cao, cần hạn chế phát triển về dân số nhằm tránh tình trạng quá tải về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội, Thủ đô đang có 1.155 chung cư cũ cao từ 4-6 tầng và 10 khu nhà thấp tầng từ 1-3 tầng. Phần lớn những khu nhà này đều đã bán cho người dân sở hữu. Số nhà chung cư cũ tương đương với diện tích 1,7 triệu m2 đã xuống cấp nghiêm trọng do đã sử dụng trên 40 năm.

Cao ốc muốn xây, trụ sở bộ ngành không chuyển

Trước đó, từ hơn chục năm trước, trong Quy hoạch chung Hà Nội năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu giảm mật độ dân cư trong nội đô, kiểm soát nhà cao tầng. Tuy nhiên, thực tế, nhiều bộ ngành, bệnh viện, trường học mặc dù được di dời, được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng, có trụ sở mới hiện đại song lãnh đạo các cơ sở này vẫn “kiên quyết bám trụ”.
Bộ TN&MT chuyển sang trụ sở mới tọa lạc tại số 10, Tôn Thất Thuyết (quận Cầu Giấy) từ tháng 5/2012. Trụ sở này có quy mô 1,3ha gấp gần bốn lần so với trụ sở cũ ở số 83 Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa) với kinh phí đầu tư trên 350 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện Bộ TN&MT vẫn sử dụng trụ sở cũ. Một ví dụ khác như: Thanh tra Chính phủ đã chuyển sang trụ sở mới ở quận Cầu Giấy nhưng giữ lại trụ sở cũ tại 220 Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội). Nhiều cơ sở khác như: Bệnh viện K đã có 2 cơ sở mới tại huyện Thanh Trì nhưng “cố” giữ trụ sở trên phố Quán Sứ để làm nơi khám chữa bệnh...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét