Bất động sản: Nỗi lo phá giá, dư cung
Thị trường BĐS mới có những tín hiệu phục hồi trong năm 2014 và những tháng đầu năm 2015 khi tính thanh khoản tăng cao. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp BĐS bắt đầu lo lắng khi hàng loạt dự án mới xuất hiện, trong đó một số dự án có dấu hiệu phá giá.
Theo kế hoạch, ngày 29-3 tới, CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) sẽ chính thức công bố và khai trương nhà mẫu dự án Jamona Apartment (đường Đào Trí, quận 7). Jamona Apartment có quy mô khoảng 1.200 căn hộ, đây là dự án thành phần thuộc dự án Jamona City do Sacomreal làm chủ đầu tư.
Ông Phạm Nhật Vinh, Tổng giám đốc Sacomreal, cho biết giá bán dự kiến khoảng trên dưới 15 triệu đồng/m2, giá căn hộ từ 636 triệu đồng/căn. Đây được xem là giá “gây sốc” cho phân khúc căn hộ thuộc khu vực lân cận. Bởi hiện nay giá bán của dự án The Everich 2 (đối diện với Jamona City) do CTCP Phát Đạt làm chủ đầu tư được ra bán từ 23 triệu đồng/m2.
Nguồn cung tăng mạnh
Theo khảo sát của các công ty nghiên cứu thị trường, trong 7 năm BĐS khủng hoảng, thời điểm nguồn cung căn hộ tại TPHCM lên đỉnh điểm là năm 2010 với 21.000 sản phẩm được tung ra thị trường. 3 năm sau đó, nguồn cung sụt giảm xuống còn một nửa hoặc chỉ bằng 1/3.
Năm 2014, nguồn cung đã đột ngột tăng mạnh trở lại, toàn TP ước tính có 15.000 căn hộ được chào bán dàn trải nhiều khu vực. Trong 12 tháng qua nguồn cung tăng mạnh nhưng tỷ lệ hấp thụ cũng lên cao, chủ yếu là phân khúc căn hộ trung bình. Năm 2014 đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của BĐS cao cấp. Từ năm 2010-2013, căn hộ bình dân chiếm lĩnh thị trường. Năm 2013 căn hộ cao cấp được tung ra thị trường nhiều hơn và lượng giao dịch thành công đã tăng. Tồn kho (nguồn hàng chính thức mở bán trên thị trường) đang trong xu hướng giảm nhưng vẫn chưa đáng kể.
Người mua nhà đang được “hậu thuẫn” chưa từng có
Theo giới quan sát, chưa bao giờ người mua nhà được nhiều "hậu thuẫn" như lúc này. Bức tường lớn khiến nhà ở còn xa tầm với của người mua là "giá bán" và "túi tiền" đã bước đầu được phá vỡ.
"Sốt" vị trí tốt, giá hợp lý
Giới đầu tư bất động sản cho rằng, mua nhà ở một dự án căn hộ giá rẻ xa trung tâm, xa địa điểm làm việc thì chẳng khác nào mua bất động sản giá cao. Nắm bắt nhu cầu này của khách hàng, nhiều chủ đầu tư bất động sản tại TP.HCM bắt đầu ồ ạt tung ra dòng căn hộ tầm trung có vị trí tốt nhưng giá cả khá cạnh tranh.
Theo giới phân tích, nếu như năm 2014 được xem là năm đánh dấu sự phục hồi của thị trường bất động sản thì năm 2015 được dự báo sẽ là năm bùng nổ nguồn cung của thị trường này. Thực tế cho thấy, ngay từ đầu năm 2015, hàng loạt dự án bất động sản từ bình dân đến cao cấp đã tung ra thị trường với số lượng lên tới hàng nghìn căn chỉ riêng tại TP.HCM.
Người mua nhà được "hậu thuẫn"
Là một nước 90 triệu dân, GDP tăng trưởng top đầu khu vực, Việt Nam đang nổi lên là một quốc gia tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Lực lượng dân số trẻ, có việc làm ổn định và thu nhập ngày càng tăng đã giúp Việt Nam trở thành thị trường bán lẻ đầy tiềm năng. Riêng thị trường bất động sản, dù đã trải qua giai đoạn đóng băng kéo dài, tồn kho cao nhưng thực tế nguồn cung vẫn chưa đáp ứng đủ cầu.
Thống kê cho thấy, nhu cầu về nhà ở của người dân Việt Nam rất lớn. Theo góc nhìn của giới chuyên gia, sở dĩ nhiều năm qua, thị trường bất động sản Việt Nam chưa phát triển ổn định được là do giá bán chưa phù hợp với túi tiền của đại bộ phận người dân. Trong khi đó, đa phần những đối tượng cần nhà ở lại có thu nhập chưa cao, chưa thể tích lũy trong khoảng thời gian ngắn để mua nhà.
Có thể thấy, người mua nhà hiện nay đang được sự "hậu thuẫn" chưa từng có từ cả doanh nghiệp bất động sản cũng như ngân hàng. Phần lớn dự án tung ra thị trường vào thời điểm này đều được ngân hàng tài trợ với lãi suất thấp và thời gian kéo dài. Khoảng cách lớn giữa "giá bán" và "túi tiền" đã từng bước được thu hẹp.
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản
Từ 1/7 tới đây, Luật kinh doanh Bất động sản có hiệu lực. Có nhiều điểm mới tại Luật sửa đổi lần này mà các Nhà đầu tư cần quan tâm để kịp thời nắm bắt những thông tin mới nhất.
Những quy định mới về điều kiện chuyển nhượng dự án bất động sản hiệu lực 01.07.2015. Theo đó “Chủ đầu tư dự án bất động sản được quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản khi đáp ứng các điều kiện về dự án dự định chuyển nhượng, điều kiện đối với chủ đầu tư chuyển nhượng và chủ đầu tư nhận chuyển nhượng”
Cụ thể, chủ đầu tư dự án bất động sản được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản (gọi tắt là dự án) cho chủ đầu tư khác để tiếp tục đầu tư kinh khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc đầu tư đồng ý bằng văn bản. Quan trọng hơn, các chủ đầu tư cần lưu ý rằng không phải tất cả các dự án đều được chuyển nhượng.
Ngoài ra, PLF còn khuyến cáo các doanh nghiệp trong việc chuyển nhượng. Theo đó, nguyên tắc các dự án chuyển nhượng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
• Không làm thay đổi mục tiêu của dự án;
• Không làm thay đổi nội dung của dự án;
• Bảo đảm quyền lợi của khách hàng và các bên có liên quan.
Khi thực hiện việc nhận chuyển nhượng dự án, chủ đầu tư nhận chuyển nhượng sẽ có những quyền lợi sau:
• Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc được đăng ký biến động vào giấy chứng nhận đã cấp cho chủ đầu tư chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai.
• Không phải làm lại hồ sơ dự án, quy hoạch xây dựng và Giấy phép xây dựng của dự án nếu không có thay đổi về nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của dự án.
Đối với chủ đầu tư nhận chuyển nhượng dự án là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì sau khi có quyết định cho phép chuyển nhượng dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư chuyển nhượng làm thủ tục trả lại đất cho Nhà nước; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đối với chủ đầu tư nhận chuyển nhượng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét